Lên dây đàn Piano và những điều cần biết



Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong nghề chỉnh sữa đàn piano, tìm hiểu và tổng hợp những bài viết, những tài liệu, case study về nghề tuning piano. Mình xin chia sẽ đến những ai quan tâm một bài viết khá chi tiết và đầy đủ về lên dây đàn piano , các bài viết trên mạng hiện nay cũng nhiều nhưng thông tin còn lan man và theo mình có những cái chưa đúng lắm.

Đàn piano cơ

 

Hình Piano Grand
Hình Piano Grand (Fazioli)

 

Hình Piano Upright
Hình Piano Upright (Steinway&Son)

 

Đàn piano cơ hiện nay được chia ra 2 loại chính là UprightGrand với số lượng dây và lực căng dây bên trong tùy thuộc vào kích thước piano, khoảng 216 – 242 dây và lực căng tổng thể vào khoảng 18 tấn, đàn Concert Grand lên đến 30 tấn, bằng một container loại 20feet chở đầy hàng ( nguồn Piano Facts). Với lực căng lớn như vậy dù đàn có thiết kế tốt đến cũng không tránh khỏi việc dây đàn dễ bị sai lệch.

Nguyên nhân làm dây đàn piano sai lệch

  • Do vận chuyển: Hiện nay ở Việt Nam chưa có thiết bị vận chuyển đàn chuyên dụng nào, hầu hết là bê lên bê xuống bằng tay, di chuyển bằng xe đẩy, xe tải… Như đề cập ở trên, lực căng dây rất lớn nên khi các bộ phận đàn bị rung động dây sẽ bị sai lệch. Dĩ nhiên có loại đàn tốt, sự sai lệch ít nên ta vẫn có thể chơi mà không nhận ra nhưng để chắc chắn sau khi vận chuyển bạn cần yêu cầu kỹ thuật lên dây đàn piano lại ngay.
  • Do môi trường thay đổi: Đàn cơ thành phần chủ yếu là gỗ, mọi người hay nhầm lẫn là gỗ nguyên khối nhưng thật ra hầu hết đàn piano hiện nay là gỗ ép cao cấp nên rất dễ chịu sự tác động của môi trường, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tuổi thọ của đàn, nên đặt đàn ở những nơi có nhiệt độ và độ ẩm ổn định và nên gắn thêm ống sấy.
  • Do đàn tự sai: Nghe có vẻ lạ nhưng thật đây là một nguyên nhân không hề nhỏ. Cho dù bạn đặt đàn trong môi trường hoàn hảo thế nào chăng nữa đàn bản thân nó để lâu cũng sẽ xuống dây. Đặc biệt những cây đàn còn mới dây đàn và pin giữ dây chưa ổn định sẽ rất mau xuống, cũng như đàn guitar nếu bạn mới thay dây dù có lên đúng cao độ một vài ngày sau nó cũng tự xuống ngay.
  • Do chơi nhiều: Điều này là hiển nhiên đặc biệt khi chơi các bài có tiết tấu hùng mạnh dây sẽ bị đập với lực rất lớn và sai lệch hoàn toàn có thể xảy ra. Trong các buổi hòa nhạc việc lên dây đàn rất quan trọng, cần đánh mạnh khi lên dây, kiểm tra và chỉnh lại nhiều lần để đảm bảo dây được ổn định nhất, đó là lý do tại sao chi phí lên dây đàn biểu diễn thường rất cao

Tìm hiểu cách lên dây đàn piano

Nhiều người nhầm lẫn rằng người lên dây phải là nghệ sỹ piano tài giỏi hay phải học từ nhạc viện, phải lỗ tai siêu thính. Thật ra không phải vậy một người bình thường cũng có thể trở thành thợ lên dây giỏi. Quan trọng là họ có chịu khó học hỏi, chịu khó luyện tập, có kinh nghiệm lâu năm không thôi, ở Việt Nam nghề chỉnh dây còn mới mẻ nhưng một số nước như Đức, Mỹ, Nhật, Trung Quốc…nhà máy sản xuất Piano rất nhiều ai cũng có thể vào làm công nhân một thời gian ra là thành thợ chỉnh dây. Tuy nhiên, một người công nhân với một người thợ chuyên nghiệp họ rất khác nhau, người công nhân chỉ biết làm theo những gì mà họ được dạy, người thợ chuyên nghiệp họ nghiên cứu kỹ họ hiểu sâu và biết cách làm sao cho hay nhất với mỗi cây đàn…

Hình lên dây đàn piano
Hình lên dây đàn piano

Dưới dây mình sẽ giới thiệu một số điều cơ bản như lý thuyết, dụng cụ và phương pháp mà người lên dây giỏi cần có.

Lý thuyết

Để nói hết chủ đề này trong 1 bài viết thì rất dài dòng nhưng mình có thể tóm gọn lại một số vấn đề chính, ai quan tâm có thể tìm hiểu sâu hơn, mình sẽ tổng hợp link tham khảo bên dưới.

Những khải niệm cung, nữa cung, quãng, vị trí nốt nhạc trên đàn piano hầu như ai quan tâm đều biết mình không nhắc nữa.

Cứ hai phím kề nhau trên đàn piano sẽ cách nhau nữa cung (semitone), 12 cái nữa cung như vậy sẽ là 1 quãng tám (octave). Nhìn trên bàn phím ta có thể thấy cứ sau 12 phím thì hình dạng bố trí phím được lặp lại.

Trong âm nhạc nói chung và piano nói riêng người ta dùng note A4 với tần số 440hz làm chuẩn.

Đặc tính vât lý của âm nhạc

Cứ hai nốt cách nhau nữa cung thì tỉ lệ tần số là 21/12­.  Vd: note A4 có tần số 440hz thì note A4# là 21/12x440hz = , hay A4#/ A4 = 21/12 tương tự với C C# hay G G#…

Hai nốt cách nhau 1 quang tám ( 1 octave) thì tần số hơn nhau gấp đôi. Vd A4 có tần số 440hz thì  A5 là 880hz.

Trong chuyên môn người lên dây gọi khoảng cao độ chênh lệch là Cent, hai note cách nhau nữa cung là 100cent.

Khi một note nhạc được đánh ngoài tần số cơ bản f  được phát ra còn có họa âm với tần số 2f, 3f…phát ra đồng thời gọi là Harmonics. Vd khí đánh phím A­4 thì tần số của của A5, E5…tuy không đánh cũng sẽ rung theo. Chính vì vậy nên khi ta đánh hai nốt cách nhau một quãng 8 hoặc quãng 4, quãng 5 âm thanh tạo ra nghe như ‘một đường thẳng’ (beatless) không có cảm giác ‘nhấp nhô’.

Trên lý thuyết thì ta có những con số tròn trịa và đẹp đẽ như trên nhưng trong thực tế, do dây đàn có độ cứng khác nhau và không đều trên mỗi sợi nên sẽ tạo ra những tần số và họa âm không giống với lý thuyết toán học, gọi là Inharmonicity.

Đường đặc tuyến dưới đây cho ta thấy một cái là theo lý thuyết và một cái là đo đạc thực tế.

Đường đặc tuyến lên dây đàn piano lý thuyết và thực tế
Đường đặc tuyến lên dây đàn piano lý thuyết và thực tế

Với lý thuyết như trên hẳn mọi người sẽ tự hỏi làm sao tai người có thể nghe 440hz hay phân biệt 1 cung, nữa cung, quãng…Chìa khóa của người thợ lên dây không phải là khả năng thiên bẩm mà là ở chổ nghe thấy âm thanh ‘nhấp nhô’ (Beat sound) và âm thanh ‘bằng phẳng’ (beatless sound). Hầu như ai cũng có thể luyện tập và nghe được. Trong chuyên môn lên dây đàn piano cứ 2 âm thanh cùng cao độ, hoặc cách nhau một quãng 4 (perfect fourth), quãng 5 (perfect fifth) hoặc quãng 8 (octave) cùng vang thì nghe sẽ ‘bằng phẳng’ (beatless) ngược lại 2 nốt sai lệch ngoài những khoảng đó sẽ tạo ra tiếng ‘nhấp nhô’ với tốc độ tùy thuộc vào độ sai lệch

Khi lên dây đàn piano, trước tiên người ta sẽ lên chuẩn các nốt trong một quãng 8 ở phần giữa piano (thường từ F3 đến E4 ) gọi là một Temperament , nếu các note cách đều nhau theo tỉ lệ  21/12 thì gọi là Equal Temperament . Nhưng nếu như vậy âm thanh sẽ không hay vì như đề cập ở trên do độ cứng dây (xem inharmonic) nên thực tế người ta sẽ chỉnh một Unequal Temperament sẽ chuẩn và hay hơn.

Để có được một Temperamnet người ta có thể dùng máy hoặc dung tai, dùng tai thì cần có âm thanh chuẩn để so sánh thường là âm La A­4 tần số 440 hz. hiện nay máy móc và ứng dụng trên điện thoại có rất nhiều tuy nhiên nó chỉ sử dụng tốt ở những phím phần giữa của đàn piano, ở phần cao và phần thấp cần phải nghe bằng tai.

Dụng cụ lên dây đàn piano

Bộ dụng cụ sữa chữa đàn piano có rất nhiều loại mắc rẻ, nhiều ít khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam hầu như không có cửa hàng nào chuyên bán ngoại trừ VNTuning bạn có thể tham khảo ở đây .

Để lên dây đàn tối thiểu cần phải có :

Tài liệu, video tham khảo, hướng dẫn lên dây đàn cơ bản (Tiếng Anh) :

Richard Feynman on piano tuning

Piano Tuning

Video Hướng dẫn

Câu hỏi thường gặp

Như đã nói ở trên nghề lên dây đàn piano còn khá mới mẻ ở Việt Nam và số lượng người sở hữu Piano hiện nay tăng đang kể nên khi chỉnh đàn mình thường nhận khá nhiều câu hỏi lặp đi lặp lại như “anh học nhạc viện ra hả ?”, “bao nhiêu lâu cần lên dây đàn piano một lần ?”, “tôi muốn học lên dây được không ?”…

Mình tổng hợp và liệt kê và trả lời những câu hỏi thường gặp về lên dây đàn piano dưới đây, ai quan tâm thì tìm hiểu chứ cứ đè mấy anh chỉnh đàn ra hỏi những câu lặp đi lặp lại mấy ảnh trả lời hoài cũng mệt lắm :d

Bao nhiêu lâu cần lên dây đàn piano?

Mình có hẳn một bài viết nói về vấn đề này các bạn có thể xem ở đây. Tuy nhiên mình sẽ tổng hợp lại các ý chính như sau :

Thời gian lên dây định kỳ phụ thuộc vào tình trạng đàn, môi trường lưu trữ, mục đích sử dụng…

Đối với đàn piano mới hoặc mới thay lại dây, mặc nhà sản xuất thường lên dây rất nhiều lần để dây được ổn định trước khi giao cho khách hàng tuy nhiên trong năm đầu những cây đàn này vì dây còn mới nên độ ổn định chưa cao nên cần chỉnh dây it nhất 3 đến 4 lần.

Những cây đàn đã sử dụng trên một năm thì nên lên dây tối thiều một đến hai lần mỗi năm. Ở Miền Bắc nhiệt độ mùa Đông và mùa Hè chênh lệch rất lớn dây sẽ biến đổi khá nhiều mỗi năm hai lần là hợp lý, ở Miền Nam nhiệt độ không biến đổi nhiều trong năm nếu chơi ít có thể lên dây 1 lần cũng được.

Tự lên dây đàn của mình được không?

Câu trả lời là được nhưng bạn cần thời gian luyện tâp và có người hướng dẫn (có thể tự học trên mạng, youtube). Việc lên dây đàn không khó và không cần khả năng thiên bẩm gì cả, người nào cảm âm tốt thì học mau, cảm âm kém thì hơi lâu chứ không phải ko được. Tuy nhiên nếu bạn ngại luyện tập (vì rất mất thời gian) nên theo mình hãy chọn một người kỹ thuật lên dây đàn piano có kinh nghiệm là chắc ăn nhất. Ngày nay không khó để tìm một người thợ lên dây và giá cả cũng khá cạnh tranh.

Mức giá lên dây đàn piano tại Tp.HCM là bao nhiêu?

Tùy vào tình trạng đàn và mục đích sử dụng ví dụ đàn lâu ngày không lên dây, khi lên lại sẽ tốn nhiều thời gian và có thể phải lên dây 2 lần mới ổn định. Hoặc lên dây cho các buổi biểu diễn cần phải kiểm tra rất kỹ và phải đánh mạnh trong quá trình lên dây.

Nói chung có nhiều mức giá vào khoảng 400k đến 1 triệu, mình tham khảo một số dịch vụ lên dây tại Tp.HCM và nhận thấy mức giá chung tầm khoảng 500k cho đàn upright và 700k cho đàn grand

Tại VNTuning thông thường một cây đàn upright chi phí khoảng 400k và đàn grand là 500k, những cây lâu ngày hoặc biểu diễn sẽ có mức giá theo thỏa thuận.

Xem thêm Bảng Giá VNTuning

Đàn nghe không hay có phải do sai dây?

Nếu dây đàn lệch ít người chơi bình thường sẽ khó mà nhận ra, đàn lệch nhiều thì chắc chắn sẽ làm tiếng đàn nghe phô. Tuy nhiên đàn nghe không hay chưa hẵn là do lên dây chưa chuẩn, đàn hay dỡ không chỉ phụ phuộc vào dây mà còn nhiều yếu tố khác như: chất lượng đàn, đầu búa, bảng cộng hưởng…

Nhiều khách hàng sau khi minh lên dây họ vẫn phàn nàn tiếng đàn chưa hay nghe rất chát, như gõ vào kim loại…vì những cây đàn đó búa đàn lâu ngày không được voicing lại, để đàn được hay thì nó ở vấn đề khác chứ không phải do lên dây.

Học lên dây đàn ở đâu?

Ở một số nước nó là nghành nghề phổ biến nên được đào tạo bài bản ở trường đại học. Ở Việt Nam nghề lên dây đàn piano chưa được phổ biến nên chưa có một cơ sở chính thống nào chuyên đào tạo.

Tìm trên mạng thấy môt số nơi có dạy nhưng mình chưa rõ chất lượng đào tạo như thế nào và có đủ đàn để bạn thực hành hay không, việc học lên dây đàn quan trọng nhất là phải có đàn để thực hành.

Nếu bạn có cơ hội học ở các nhà máy sản xuất piano là tốt nhất vì nơi đó tha hồ đàn cho bạn thực hành, ngoài học lên dây bạn còn có thể tìm hiểu tiết các bộ phận, cách sữa chữa, lắp ráp…học ở nhà máy theo mình là con đường nhanh nhất.

Bạn cũng có thể tự học bằng cách tìm một người thợ lên dây giỏi để theo học hỏi rồi tìm hiểu trên mạng, quan trọng hơn hết là phải có một cây đàn piano cơ để thực hành và độ quyết tâm của bạn đến đâu.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những gì mình muốn chia sẽ cùng các bạn về vấn đề lền dây đàn piano. Cái gì cũng vậy nếu đào sâu thì còn rất nhiều thứ để nói, tuy bài viết khá dài nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của các bạn đặc biệt là những người trong nghề lên dây đàn Piano để chúng ta ngày càng có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn

Một số hình ảnh làm việc của VNTuning

Ảnh chụp sự kiện Âm Nhạc tại Bảo tàng phụ nữ
Kỹ sư VNTuning đang lên dây cho kiện Âm Nhạc tại Bảo tàng Phụ Nữ.

 

Lên dây đàn cho cô Minh Hương - giám đốc nhạc viện TP.HCM
Lên dây đàn cho cô Minh Hương – giám đốc nhạc viện TP.HCM

 

Lên dây đàn piano cho buổi biểu diễn tại Soul-Academy
Lên dây đàn piano cho buổi biểu diễn tại Soul-Academy

 

Một cây đàn mới cóng cần lên lại dây
Một cây đàn mới cóng cần lên lại dây

 





3 comments on “Lên dây đàn Piano và những điều cần biết

Trả lời vntuning Hủy

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *